Du lịch Hội An từ trước
tới nay vẫn luôn khiến các du khách phải lưu luyến bởi cạnh đẹp nên thơ, bình dị,
mang đậm hơi thở của con người nơi phố Hội hiền lành chất phác. Đến đây, các du
khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ san sát bên dòng sông Hoài thơ mộng.
Bên cạnh đó, còn một cảnh quan cổ nữa mà dường như đã trở thành biểu tượng của
Hội An, đó là Chùa Cầu với nét kiến trúc độc đáo, mới lạ.
Chùa Cầu khi mới được
xây dựng vốn chỉ là một chiếc cầu gỗ bắc ngang qua con lạch nhỏ trong trung tâm
phố Hội, được xây dựng bởi người Nhật từ khoảng thế kỉ 17. Theo sự tích xa xưa
của người dân nơi đây kể lại thì cây cầu gỗ ấy mang ý nghĩa như một thanh kiếm
đâm xuống để chấn giữ con quái vật Namazu khổng lồ, tránh những trận động đất xảy
ra. Sau đó, người ta dựng thêm ngôi chùa nhỏ ở trên cầu nên từ đó cái tên Chùa
Cầu ra đời và trở thành một cái tên quen thuộc với tất cả người dân nơi đây.
Tuy được xây dựng nên bởi
bàn tay của người Nhật, nhưng khối kiến trúc này vẫn mang những nét văn hóa đặc
trưng của Việt Nam. Phần mái chùa được lợp hoàn toàn bởi ngói âm dương – một
nét kiến trúc thường thấy trong các ngôi nhà cổ tại nước ta thời xưa. Không những
thế, trên Chùa Cầu còn sử dụng rất nhiều họa tiết chạm trổ hình rồng và sử dụng
loại gỗ sơn son, đều là những thứ rất đỗi quen thuộc với người dân Việt xưa.
Đặc biệt, khi tới Chùa
Cầu, chắc hẳn các du khách đều nhìn thấy hai bức tượng hình chó và khỉ đặt ở
hai bên mỗi đầu cầu và được thờ cúng linh thiêng. Để lý giải về hai bức tượng
này, có người cho rằng đây là hai loài vật linh thiêng được người Nhật xưa tôn
kính và thờ cúng, nhưng người khác lại cho rằng không chỉ riêng người Nhật mà tại
vùng Đông Nam Á nói chung cũng đều thờ kính hai loài vật này. Tuy nhiên, theo một
cách lý giải khác thì hai bức tượng này đơn giản chỉ mang ý nghĩa chỉ thời gian
xây dựng cầu, bắt đầu vào năm Thân và kết thúc vào năm Tuất.
Khi đến đây và nghe cái
tên Chùa Cầu, sẽ có không ít người thắc mắc tại sao không thấy thờ Phật. Theo
quan niệm và mong ước về một cuộc sống tốt đẹp, ấm no từ thời xa xưa nên tại
Chùa Cầu chỉ thờ Bắc Đế Trấn Võ, đây là một vị thần với ý nghĩa bảo hộ xứ sở,
ban cho người dân niềm vui và hạnh phúc.
Xem thêm: Khám phá làng bích hoạ tam thanh
Ngày nay, kiến trúc
Chùa Cầu không còn giữ được dáng vẻ xưa do sự tác động của thời gian và khí hậu,
bởi vậy nếu cơ hội bạn hãy tới du lịch Hội An và ghé thăm Chùa Cầu một lần trước khi quá muộn nhé!