Showing posts with label Hội An. Show all posts
Showing posts with label Hội An. Show all posts

Friday, August 4, 2017

Chùa Câu - Niềm tự hào văn hóa của Hội An

Chùa Cầu là một tổ hợp kiến trúc độc đáo bao gồm một cây cầu bắc qua sông Hoài và một ngôi chùa nhỏ. Nơi đây lưu giữ những nét văn hóa, kiến trúc đặc sắc của Hội An xưa, khi mà nơi đây là một thương cảng trù phú.

Chùa Cầu Hội An là quần thể di tích bao gồm một ngôi chùa nhỏ được xây liền với mặt phía Đông Bắc của một chiếc cầu trong phố Hội. Chùa Cầu được biết đến là 1 trong 3 cầu được lợp bằng ngói trên toàn quốc, bên cạnh một cây cầu khác ở Huế và ở Ninh Bình
Cây cầu nhỏ uốn cong mình bắc qua sông Thu Bồn, là điểm nối hau con đường lớn là Trần Phú và Nguyễn Thụ Minh Khai. Cầu dài gần 20 mét, làm toàn bằng gỗ với nhiều họa tiết hoa văn cầu kì. Cả cầu và chùa đều được sơn bóng bởi chính tay những nghệ nhân nơi đây. Ngôi chùa nhỏ hướng mặt mình về phía sông, ngói được lớp âm dương bao phủ cả cây cầu.
Những năm đầu thế kỉ XVII, khi Hội An là một thương cảng tấp nập, những doanh nhân Nhật Bản trong lần đến đây là cùng nhay xây nên công trình kiến trúc này. Sau đó, cầu được đặt tên là Nhật Bản hay Lai Viễn, có nghĩa là chào đón những người bạn đến từ nơi xa.
Chùa Cầu nổi tiếng chính bở những nét kiến trúc độc đáo nơi đây. Ngoài phần ngói được lợp âm dương che cả chiếc cầu. Cửa lớn mang một biển hiệu lớn, được khắc ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Phía đầu bên này cầu, là một tượng hình chú chó được điêu khắc tinh xảo, phía đầu bên kia lại là một chú khỉ tinh nghịch, có lẽ mang ý nghĩa của năm xây dựng. Thêm vào đó, khỉ và chó cũng là 2 linh vật được người Nhật Bản tôn thờ từ lâu. Đặc biệt hơn nữa, bên trong ngồi chua kia chẳng hề có một tưởng Phật nào. Chỉ có duy nhất một tượng Bắc Đế Trấn Võ làm bằng gỗ ở gian giữa, đây là sứ thần che trở, bảo vệ và ban cho người dân nơi đây hạnh phúc, tiếp nhận và đáp ứng những lời thỉnh cầu của họ.

Trải qua cả bốn trăm năm lịch sử, Chùa Cầu đã được tiến hành trùng tu, sửa sang lại sáu lần. Mặc dù vậy, Chùa Cầu vẫn luôn giữ được nét kiến trúc độc đáo, cổ kính của riêng mình, và là niềm tự hào không chỉ  của người dân Hội An mà còn của cả đất nước. Bằng chứng là hình ảnh Chùa Cầu đã được in lên một mặt của tờ tiền trị giá 20 ngàn đồng.

Xem thêm: Món ngon hội an | Cao lầu ngon ở Hội An

Chùa Cầu đã và sẽ mãi là linh hồn của Hội An, là nơi mà nếu đến Hội An mà không ghé qua, thì coi như bạn đã bỏ lỡ một nửa của Hội An mất rồi.

Wednesday, August 2, 2017

Lạ miệng món ngon sò lụa Hội An

Nhắc đến ẩm thực Hội An nhiều người thường nghĩ đến những đặc sản Hội An cơm hay mì nổi tiếng. Tuy nhiên bên cạnh đó, hải sản mà đặc biệt là sò lụa cũng là một món ăn cực kì đặc sắc ở nơi này.

Sò lụa là loại sò thuộc họ nhà hến, có nhiều điểm tương đồng với sò huyết, điểm dễ dàng phân biệt là vỏ sò lụa trơn hơn và không có sọc. Mùa khai thác sò lụa chính là vào mùa hè, đặc biệt những ngày đầu hè số lượng sò lụa nhiều vô kể. Do vậy vào thời gian này, bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở nhà hàng, khách sạn những chú sò lụa to và cực kì tươi ngon. Thịt sò lụa vừa ngọt vừa giòn nên dễ dàng chế biến: nướng,xào hay là cháo. Sò biển sau khi mang từ biển về được người dân ngâm một lúc lâu với nước gạo để sò nhả hết cát.
Xem thêm: Các điểm du lịch ở hội an
Vào những ngày hè nóng nực, cháo sò lụa là món ăn cực kì phổ biến. Những hạt gạo mới gặt thơm ngon đãi thật sạch được rang đều rồi được mang nấu cháo. Song song lúc đó, sò được hấp chín mang đi xào với hành thơm rồi bỏ vào nồi nồi cháo sôi sùng sục. Tùy lựa chọn mỗi người mà bỏ thêm hạt tiêu hay gừng. 30 phút sau là bạn đã có một nồi cháo hấp dẫn. Ăn kèm với cháo thường là một rổ rau xanh mát và vài quả ớt cho đặm vị. Giữa thời tiết nắng nóng mà có một báo cháo sò lụa, cảm giác tất cả mệt mỏi phiền não đều được xua tan hết.
Sò lụa nướng cũng là món được du khách cực kì yêu thích. Quá trình làm sò nướng không phức tạp nhưng lại tốn nhiều thời gian. Sò sau khi rửa sạch để nguyên con mang nướng trên than hồng. Trong khi nướng, việc giữ lửa cực kì quan trọng, lửa phải được giữ ở mức không quá nhỏ mà cũng chẳng được lớn quá. Đến khi nào nước sò nhỏ xuống bếp than thì có nghĩa sò đã chín. Sò nướng được vắt thêm chút chanh, chấm mới muối tiêu thì thực sự không còn gì bằng.

Một cách chế biến sò lụa khác cũng khá phổ biến là hấp. Sò được cho vào nồi hấp cùng sả, ớt, thêm chút mắm cho đậm vị. Chỉ 5 phút sau là sò chín, Người địa phương thường ăn kèm sò hấp với bánh tráng. Cái vị béo ngậy của sò lụa kết hợp với vị bùi bùi, ngon ngọt mà giòn rụm của bánh tráng làm nên món quà chiều chẳng thể bỏ lỡ.

Xế chiều, sau một ngày dài tung tăng khắp phố Hội, còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức những miếng sò lụa béo ngậy, thơm lừng mà lại vừa túi tiền nữa chứ.
Xem thêm: Làng gốm thanh hà quảng nam

Friday, July 28, 2017

Tìm về điểm hẹn văn hóa làng Lụa Hội An

Mang trong mình bề dày lịch sử hơn 300 năm, làng lụa không chỉ là điểm cung cấp tất cả những sản phẩm tơ tằm cho cả phố Hội, mà nơi đây dần trở thành một nét đẹp văn hóa, một bảo tàng sống hấp dẫn hàng ngàn khách du lịch.
Men theo những ngách nhỏ bằng đá thẳng tắp, du khách có thể được chiêm ngưỡng nhà Việt cổ, tìm hiểu những câu chuyện lịch sử đằng sau nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo đậm chất phương Đông ở thế kỉ 19. Ngay cạnh đó là khu làng nghề với những ngôi nhà nhỏ để nuôi tằm, ươm tơ, dệt và trưng bày.
Xem thêm: Chùa cầu hội an | làng gốm thanh hà | cao lầu hội an
Tại đây bạn sẽ được theo dõi từ giai đoạn khác nhau, từ khi tằm nhả tơ ở vườn dâu, đến nơi những nghệ nhân bắt đầu dệt vải, may vá làm nên những sản phẩm như khăn hay quần áo đầy màu sắc. Đặc biệt những sản phẩm này vẫn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa Hội An từ xa xưa, những ngày mà Hội an còn là một bến cảng tấp nập, trù phú.
Đến với làng Lụa, bạn còn được cảm nhận bầu không khí trong lành, yên bình bởi cảnh quan sinh thái. Những khu vườn đầy ắp bóng cây xanh, vườn dâu cổ thụ, hay vài hồ sen lấp ló những búp xen hồng làm cho bạn cảm giác như được trở về hàng trăm năm trước
Những năm gần đây, nhiều dịch vụ du lịch mới cũng được mở ra để phục vụ du khách. Bạn sẽ có cơ hội thu hoạch dâu và cho tằm ăn, được hướng dẫn cách kéo tơ dệt vải trên những khung cửi nhiều năm tuổi, hay thưởng thức những buổi biểu diễn trang phục truyền thống. Không chỉ vậy, nơi đầy còn cung cấp đầy đủ những món ăn đặc sắc nhất ở Hội An. Du khách vừa được ngắm cảnh đẹp, vừa được thưởng thức những món ăn được trang trí vô cùng cầu kì và đẹp mắt. 

Và cuối cùng,du khách có thể lựa chọn những sản phẩm tơ tằm, lụa cực kì chất lượng và tinh tế theo đúng  ý mình như khăn hau quần áo. Đây vừa là những món đồ dùng hữu dụng cho bản thân, vừa có thể mua về làm quà tặng người thân và bạn bè luôn. 

Làng Lụa Hội An luôn để lại những kỉ niệm khó phai với từng vị khách đến đây, dù có là trong nước hay quốc tế. Nó giống như một biểu tượng đích thực của Hội An bên cạnh phố Hội hay những dòng sông, cây cầu, luôn gìn giữ cho mình được nét văn hóa, truyền thống của Hội An bao đời nay.