Friday, August 4, 2017

Chùa Câu - Niềm tự hào văn hóa của Hội An

Chùa Cầu là một tổ hợp kiến trúc độc đáo bao gồm một cây cầu bắc qua sông Hoài và một ngôi chùa nhỏ. Nơi đây lưu giữ những nét văn hóa, kiến trúc đặc sắc của Hội An xưa, khi mà nơi đây là một thương cảng trù phú.

Chùa Cầu Hội An là quần thể di tích bao gồm một ngôi chùa nhỏ được xây liền với mặt phía Đông Bắc của một chiếc cầu trong phố Hội. Chùa Cầu được biết đến là 1 trong 3 cầu được lợp bằng ngói trên toàn quốc, bên cạnh một cây cầu khác ở Huế và ở Ninh Bình
Cây cầu nhỏ uốn cong mình bắc qua sông Thu Bồn, là điểm nối hau con đường lớn là Trần Phú và Nguyễn Thụ Minh Khai. Cầu dài gần 20 mét, làm toàn bằng gỗ với nhiều họa tiết hoa văn cầu kì. Cả cầu và chùa đều được sơn bóng bởi chính tay những nghệ nhân nơi đây. Ngôi chùa nhỏ hướng mặt mình về phía sông, ngói được lớp âm dương bao phủ cả cây cầu.
Những năm đầu thế kỉ XVII, khi Hội An là một thương cảng tấp nập, những doanh nhân Nhật Bản trong lần đến đây là cùng nhay xây nên công trình kiến trúc này. Sau đó, cầu được đặt tên là Nhật Bản hay Lai Viễn, có nghĩa là chào đón những người bạn đến từ nơi xa.
Chùa Cầu nổi tiếng chính bở những nét kiến trúc độc đáo nơi đây. Ngoài phần ngói được lợp âm dương che cả chiếc cầu. Cửa lớn mang một biển hiệu lớn, được khắc ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Phía đầu bên này cầu, là một tượng hình chú chó được điêu khắc tinh xảo, phía đầu bên kia lại là một chú khỉ tinh nghịch, có lẽ mang ý nghĩa của năm xây dựng. Thêm vào đó, khỉ và chó cũng là 2 linh vật được người Nhật Bản tôn thờ từ lâu. Đặc biệt hơn nữa, bên trong ngồi chua kia chẳng hề có một tưởng Phật nào. Chỉ có duy nhất một tượng Bắc Đế Trấn Võ làm bằng gỗ ở gian giữa, đây là sứ thần che trở, bảo vệ và ban cho người dân nơi đây hạnh phúc, tiếp nhận và đáp ứng những lời thỉnh cầu của họ.

Trải qua cả bốn trăm năm lịch sử, Chùa Cầu đã được tiến hành trùng tu, sửa sang lại sáu lần. Mặc dù vậy, Chùa Cầu vẫn luôn giữ được nét kiến trúc độc đáo, cổ kính của riêng mình, và là niềm tự hào không chỉ  của người dân Hội An mà còn của cả đất nước. Bằng chứng là hình ảnh Chùa Cầu đã được in lên một mặt của tờ tiền trị giá 20 ngàn đồng.

Xem thêm: Món ngon hội an | Cao lầu ngon ở Hội An

Chùa Cầu đã và sẽ mãi là linh hồn của Hội An, là nơi mà nếu đến Hội An mà không ghé qua, thì coi như bạn đã bỏ lỡ một nửa của Hội An mất rồi.