Wednesday, August 16, 2017

Nét bình dị thân thuộc tại Chùa Cầu Hội An

Đã từ rất lâu, mảnh đất Hội An luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thơ mộng, bình dị không chỉ của không gian mà còn của những con người nơi đây. Thế nhưng nếu đã đi du lịch tới Hội An thì tất cả các du khách đều không thể bỏ qua di tích Chùa Cầu ở Hội An nổi tiếng, nó đã trở thành biểu tượng của phố Hội và vinh dự được xuất hiện trên đồng tiền polyme Việt Nam.



Có lẽ Chùa Cầu xứng đáng là vừa là ngôi chùa độc đáo và cũng vừa là chiếc cầu thú vị nhất tại Việt Nam. Mang danh là “cầu” nhưng đây không phải là một cây cầu đơn thuẩn đúng nghĩa. Thực chất từ xa xưa, chiếc cầu này được xây dựng bởi bàn tay của người Nhật với ý nghĩa linh thiêng là để chấn giữ con quái thú, đem lại yên bình của cuộc sống của người dân nơi đây. Theo quan niệm của người Nhật xưa, các trận động đất, sóng thần được gây nên bởi một con quái vật khổng lồ nơi biển cả, nó gây xáo động không chỉ cho đất nước Nhật Bản, mà còn ảnh hưởng đến cả Ấn Độ và Việt Nam. Vì vậy, chiếc cầu mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, như một thanh đao kiếm giáng xuống lưng con quái thú.



Mặt khác, dù là “chùa” nhưng tại đây lại không hề thờ Phật như các ngôi chùa khác thường thấy tại nước ta. Mà tại Chùa Cầu có thờ vị thần Bắc Đế Trấn Võ, là người bảo hộ cho vùng đất này, đưa đến cho người dân một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Không chỉ có vậy, tại 2 đầu của Chùa Cầu có đặt 2 bức tượng Chó và Khỉ làm bằng gỗ và cũng đều được thờ cúng cẩn thận, chu đáo. Có người thì cho rằng 2 bức tượng này đại diện cho thời gian xây dựng chùa, là bắt đầu vào năm Thân (năm Khỉ) và hoàn thành vào năm Tuất (năm Chó). 
Thế nhưng sâu sa hơn nữa, hai con vật này còn là hai loài linh vật được người dân trong vùng Đông Nam Á tôn kính, thờ tự từ thời xa xưa. Bởi vậy, hai bức tượng ấy tại Chùa Cầu có thể cũng theo nét văn hóa xa xưa ấy của vùng và mang ý nghĩa cầu mong về những điều may mắn trong cuộc sống.

Xem thêm: Vẻ đẹp truyện tranh làng bích họa tam thanh nổi tiếng

Đến với Hội An, các du khách sẽ không kìm lòng được trước những ngôi nhà san sát với tường vôi vàng, mái ngói đỏ nâu thân thuộc của làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Và chính Chùa Cầu cũng mang trên mình nét kiến trúc thân thương ấy. Với lớp mái ngói âm dương cổ kính, Chùa Cầu tuy được xây dựng bởi người Nhật nhưng vẫn hiện lên nét Việt rất rõ ràng, là biểu tượng cho vùng đất phố Hội bình dị.

Xem thêm: Du lịch hội an: Kinh nghiệm từ A đến Z